Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở dân dụng đầy đủ và chính xác nhất
1. Nhà ở dân dụng là gì?
Nhà ở dân dụng là những công trình được xây dựng để phục vụ cho mục đích sinh sống, làm việc. Bao gồm nhà cấp 4, nhà phố, biệt thự liền kề, nhà ở kết hợp kinh doanh,... Khái niệm này để phân biệt với những công trình dùng để sản xuất như nhà máy, phân xưởng, xí nghiệp,...
Nhà dân dụng được sử dụng để ở và làm việc
Tùy vào nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính mà bạn sẽ chọn xây loại hình nhà ở phù hợp. Trong quá trình xây nhà, thiết kế là công đoạn đóng vai trò quan trọng và cần tuân thủ đúng theo tiêu chuẩn xây dựng. Như vậy, mới giúp quá trình thi công diễn ra thuận lợi và đảm bảo chất lượng cũng như yếu tố kỹ thuật cho toàn bộ ngôi nhà.
2. Tiêu chuẩn thiết kế nhà ở dân dụng chi tiết
Tất cả các công trình dân dụng phải đáp ứng đúng các tiêu chuẩn chung, tiêu chuẩn về kiến trúc và tiêu chuẩn về hệ thống kỹ thuật. Cụ thể như sau:
2.1. Tiêu chuẩn chung về thiết kế nhà ở
-
Nhà ở được thiết kế theo từng loại, phân cấp các công trình dân dụng theo quy định.
-
Thiết kế nhà cần đạt độ an toàn, bền vững, tiện nghi, phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu và phong tục.
-
Tầng kỹ thuật dưới nền của tầng trệt thì chiều cao thông thủy của tầng này phải dưới 1.6m, thông trực tiếp với bên ngoài bằng cửa.
-
Chiều cao các tầng áp mái, tầng nửa hầm dưới 2m được tính là một tầng của ngôi nhà.
-
Mặt bằng công trình không dùng vật liệu, màu sắc ảnh hưởng đến sức khỏe và thị giác con người. Bên cạnh đó, phải đảm bảo an ninh, tiếng ồn, tầm nhìn và cảnh quan, môi trường xung quanh.
Việc thiết kế nhà ở phải đảm bảo đúng các quy định chung trong lĩnh vực xây dựng
2.2. Tiêu chuẩn về thiết kế kiến trúc
Trong tiêu chuẩn thiết kế nhà ở về kiến trúc ở đây gồm hệ thống các không gian chức năng. Một số quy định cần phải nắm rõ:
2.2.1. Phòng khách
Đây là không gian để đón tiếp khách đến chơi, sinh hoạt chung của các thành viên trong gia đình. Nên cần thiết kế sao cho đẹp mắt, làm bộ mặt cho ngôi nhà cũng như thể hiện đẳng cấp gia chủ. Diện tích phòng khách tùy vào diện tích căn nhà.
-
Phòng khách trong nhà cấp 4, biệt thự nhỏ khoảng 20m2 - 25m2.
-
Phòng khách trong nhà phố, dinh thự lớn khoảng 25m2 - 40m2.
2.2.2. Phòng bếp
Gian bếp ăn dù rộng hay hẹp đều phải thiết kế chỉn chu, gọn gàng, phục vụ tốt nhu cầu sử dụng. Bao gồm bếp, tủ lạnh, bồn rửa không được cách xa nhau để thuận tiện cho quá trình nấu nướng. Nên thiết kế căn phòng này ở vị trí thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên.
2.2.3. Phòng ngủ
Phòng ngủ làm chỗ nghỉ ngơi, thư giãn cho mỗi người sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cần đảm bảo sự thông thoáng, có ánh sáng tự nhiên từ bên ngoài chiếu vào. Số lượng và kích thước không gian này phụ thuộc vào số thành viên và diện tích căn nhà.
-
Phòng ngủ vợ chồng được thiết kế rộng rãi, kín đáo.
-
Phòng ngủ đơn cho cá nhân có diện tích nhỏ hơn.
Các không gian chức năng cần được thiết kế đúng tiêu chuẩn
2.2.4. Nhà vệ sinh
Nhà vệ sinh cần thiết kế gần phòng khách hoặc bên trong phòng ngủ. Yêu cầu chung là thông thoáng, đặt nơi thuận tiện để các thành viên sử dụng. Nếu phòng vệ sinh chung thì không cần phải kết hợp phòng tắm, diện tích tầm 3 - 5m là hợp lý.
2.3. Tiêu chuẩn thiết kế hệ thống kỹ thuật
Bên cạnh tiêu chuẩn kiến trúc thì tiêu chuẩn kỹ thuật cũng vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mọi người trong gia đình bạn. Một số quy định cần phải nắm rõ:
2.3.1. Hệ thống cấp, thoát nước
-
Hệ thống cấp nước, thoát nước đặt ngầm trong tường; các van đặt trong rãnh ngầm có cửa để dễ dàng kiểm tra, sửa chữa.
-
Đường ống cấp nước và thoát nước không đặt lộ dưới trần của các phòng chức năng.
-
Đường ống thoát nước đặt trên mái thiết kế sao cho thoát nước nhanh chóng, độ bền cao, không rò rỉ.
2.3.2. Hệ thống điện chiếu sáng
-
Hệ thống chiếu sáng gồm mục đích chiếu sáng chung, chiếu sáng trang trí, chiếu sáng thoát hiểm, chiếu sáng bảo vệ.
-
Đường dây điện thiết kế độc lập với hệ thống cấp thoát nước để dễ sửa chữa khi cần.
-
Mạng lưới cấp điện trong nhà thì chìm trong tường còn bên ngoài thì chìm dưới lòng đất.
-
Ưu tiên chiếu sáng tự nhiên bên ngoài tại phòng bếp, nhà vệ sinh, cầu thang, phòng khách,...
2.3.3. Hệ thống điều hòa không khí, thông gió
-
Tận dụng nguồn gió tự nhiên cho các phòng chức năng trong ngôi nhà.
-
Nhà tắm, nhà vệ sinh bắt buộc phải thông gió, nếu không có gió tự nhiên thì sử dụng thông gió nhân tạo.
-
Vị trí lắp điều hòa không khí, ống thoát khí và nước bố trí tại vị trí không làm ảnh hưởng đến các công trình xung quanh.
Với những thông tin về tiêu chuẩn thiết kế nhà ở trên đây, hy vọng sẽ giúp các bạn lập được bản vẽ chi tiết đẹp, phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc cần được tư vấn thêm về việc thiết kế thi công, hãy gọi ngay cho Nhà Huế theo Hotline: 0935 004 225