Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở Mới Nhất
Việc xây dựng nhà là rất quan trọng, nhưng khâu chuẩn bị hợp đồng xây dựng là quan trọng nhất. Vậy bạn đã biết gì về hợp đồng xây dựng nhà ở chưa? Nội dung ra sao và cần lưu ý những gì?…
Bài viết dưới đây sẽ cập nhật “tất tần tật” những thông tin về hợp đồng xây dựng, hy vọng bạn sẽ có nhiều kinh nghiệm xây nhà hơn.
Hợp đồng xây dựng là gì?
“Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thoả thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.” (Theo Khoản 1 Điều 138 Luật Xây dựng năm 2014)
Phân loại hợp đồng xây dựng nhà ở
Tuỳ theo quy mô, tính chất của công trình, loại công việc, các mối quan hệ của các bên, hợp đồng xây dựng có thể có nhiều loại với nội dung khác nhau. Gồm:
-
Hợp đồng tư vấn: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện các công việc tư vấn như: lập quy hoạch xây dựng; lập dự án đầu tư xây dựng công trình; khảo sát xây dựng; thiết kế xây dựng công trình; lựa chọn nhà thầu; giám sát thi công xây dựng công trình; quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; thẩm tra thiết kế, tổng dự toán, dự toán và các hoạt động tư vấn khác có liên quan đến xây dựng công trình.
-
Hợp đồng thi công xây dựng: được ký kết giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu để thực hiện việc thi công, lắp đặt thiết bị cho công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình;
-
Hợp đồng cung ứng vật tư, thiết bị: là hợp đồng xây dựng để thực hiện việc cung ứng vật tư, thiết bị công nghệ cho dự án đầu tư xây dựng công trình.
-
Hợp đồng thiết kế- cung ứng vật tư, thiết bị – thi công xây dựng (hợp đồng EPC): là hợp đồng xây dựng thực hiện toàn bộ các công việc từ thiết kế, cung ứng vật tư, thiết bị đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình.
-
Hợp đồng chìa khoá trao tay: là hợp đồng xây dựng để thực hiện trọn gói toàn bộ các công việc: lập dự án; thiết kế; cung ứng vật tư, thiết bị; thi công xây dựng công trình.
Đối với từng loại hợp đồng nêu trên, Bên giao thầu và Bên nhận thầu có thể thỏa thuận về giá hợp đồng và phương thức thanh toán theo một trong các hình thức sau đây:
-
Hợp đồng thi công trọn gói
-
Hợp đồng theo đơn giá cố định
-
Hợp đồng theo giá điều chỉnh
-
Hợp đồng kết hợp các loại giá trên
Nội dung chủ yếu của hợp đồng xây dựng nhà ở
Những nội dung chủ yếu của hợp đồng xây dựng nhà ở
Nội dung của một hợp đồng dân sự thông thường bao gồm những nội dung sau:
-
Căn cứ pháp lý áp dụng
-
Ngôn ngữ áp dụng
-
Nội dung và khối lượng công việc
-
Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao
-
Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng
-
Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng
-
Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng
-
Điều chỉnh hợp đồng xây dựng
-
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng
-
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng
-
Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng
-
Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng
-
Rủi ro và bất khả kháng
-
Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng và các nội dung khác
Nhưng lưu ý trong hợp đồng xây dựng công trình nhà ở (heading 2)
– Về công trình xây dựng
-
Yêu cầu về chất lượng: Các quy định về nghiệm thu để chủ đầu tư kiểm soát chất lượng.
-
Tiến độ thi công: Thời hạn hoàn thành và điều kiện gia hạn tiến độ.
-
Vật tư và hạng mục thi công: Hạng mục nào do nhà thầu thực hiện theo hợp đồng thi công, hạng mục nào do chủ đầu tư tự bố trí thực hiện không nằm trong phạm vi hoạt động.
– Chi phí và điều lệ thanh toán:
-
Hình thức thanh toán: Thanh toán tiền mặt hay chuyển khoản; thủ tục xác nhận, nghiệm thu trước mỗi đợt thanh toán.
-
Thời điểm thanh toán:
+ Ngay sau khi ký hợp đồng (tạm ứng không quá 15% giá trị hợp đồng)
+ Khi hoàn thành mỗi hạng mục công trinh (các đợt sao mỗi đợt dao động từ 10 -15%)
+ Khi hoàn thiện và thanh lý (đợt bàn giao)
+ Chủ đầu tư nên giữ lại từ 1% – 2 % giá trị hợp đồng cho đến hết thời gian bảo hành.
-
Tổng giá trị hợp đồng: Kiểm tra hợp đồng có thuế hay không và bên nào đóng thuế thi công.
– Về quyền lợi và nghĩa vụ:
-
Quyền lợi của chủ đầu tư: Các điều khoản bảo vệ lợi ích của chủ đầu tư trong việc đưa ra yêu cầu về công trình. Chủ thầu hoàn toàn không được can thiệp vào các quyền này.
-
Nghĩa vụ của chủ đầu tư: Các điều khoản chủ đầu tư cần phải thực hiện trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Nắm rõ nghĩa vụ giúp chủ đầu tư hoàn thành trách nhiệm của mình và giúp công việc thi công đúng tiến độ.
-
Nghĩa vụ của nhà thầu: Các điều khoản nhà thầu phải thực hiện trong thời gian hợp đồng có hiệu lực. Chủ đầu tư cần theo dõi sát sao để tránh bỏ qua những thiếu sót nhỏ.
– Các chính sách bảo hành
-
Từ chối bảo hành: Nhà thầu sẽ không bảo hành nếu công trình và chủ đầu tư vi phạm các điều khoản này. Cần nắm rõ để tránh tranh chấp về sau.
-
Công tác bảo hành: Thay thế hay sửa chữa tùy vào từng hạng mục, các hạng mục sẽ được liệt kê đầy đủ trong hợp đồng hoặc phụ lục (nếu có)
-
Thời gian bảo hành: khác nhau tùy theo các hạng mục thi công.
– Hiệu lực hợp đồng:
-
Các bộ luật áp dụng: Thống kê tất cả các luật được áp dụng trong hợp đồng và tra cứu nội dung các luật một cách tỉ mỉ để có cái nhìn tổng quát hơn về những cơ sở pháp lý mà hợp đồng dựa vào, tránh mâu thuẫn về sau.
-
Thời gian hiệu lực: Kiểm tra về khoảng thời gian hợp đồng có hiệu lực và thời gian thi công công trình. Không nên bỏ qua thời gian bắt đầu – kết thúc của hợp đồng để có sự điều chỉnh hợp lý và kịp thời.
-
Đi kiện hiệu lực: Các điều khoản quy định giữa các bên để hợp đồng bắt đầu có hiệu lực. Các điều khoản vi phạm sẽ dẫn đến việc đơn phương cắt đứt hợp đồng mà không hoàn trả các khoản đã chi.
Lời kết:
Thông thường những mẫu hợp đồng thi công xây dựng của mỗi công ty xây dựng sẽ có những điểm khác nhau. Hy vọng gia chủ sẽ có cơ sở để thỏa thuận trước khi xây dựng nhà ở của mình.
LIÊN HỆ TƯ VẤN
CÔNG TY TNHH XD&TM NHÀ HUẾ
Số 29, hẻm 12, kiệt 35 Nguyễn Huy Tưởng, P. Phú Bài, TX. Hương Thủy, TT Huế