Tầng lửng nhà ở có diện tích và chiều cao thế nào?
Diện tích tầng lửng và chiều cao tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ hiện nay được quy định như thế nào? Tính diện tích xây dựng sàn tầng lửng như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.
1. Tầng lửng trong nhà ở riêng lẻ được quy định thế nào?
Căn cứ Điểm e Khoản 2 và Khoản 4 phần Ghi chú của Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD có quy định như sau:
Tầng lửng là tầng trung gian giữa các tầng mà sàn của nó (sàn lửng) nằm giữa sàn của hai tầng có công năng sử dụng chính hoặc nằm giữa mái công trình và sàn tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới.
Đồng thời, tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình nếu công trình đó là nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác, cụ thể:
Tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới và chỉ cho phép có một tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà.
2. Nhà ở riêng lẻ có tầng lửng cần lưu ý những gì?
Căn cứ Điểm b Khoản 6 Điều 3 Quy chế quản lý kiến trúc được ban hành kèm theo Quyết định 56/2021/QĐ-UBND có quy định đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác như sau:
Tầng lửng không tính vào số tầng cao của công trình trong các trường hợp tầng lửng có diện tích sàn không vượt quá 65% diện tích sàn xây dựng của tầng có công năng sử dụng chính ngay bên dưới. Chỉ cho phép có 01 tầng lửng không tính vào số tầng cao của nhà. Tầng lửng cũng không được phép xây dựng ban công.
3. Tính diện tích sàn xây dựng nhà có tầng lửng như thế nào?
Căn cứ Điểm m Mục 2 phần Ghi chú của Phụ lục II được ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD có quy định tổng diện tích sàn của nhà/công trình như sau:
“Tổng diện tích sàn của tất cả các tầng, bao gồm cả các tầng hầm, tầng nửa hầm, tầng lửng, tầng kỹ thuật, tầng áp mái và tầng tum. Diện tích sàn của một tầng là diện tích sàn xây dựng của tầng đó, gồm cả tường bao (hoặc phần tường chung thuộc về nhà) và diện tích mặt bằng của lôgia, ban công, cầu thang, giếng thang máy, hộp kỹ thuật, ống khói”.
4. Chiều cao tầng lửng là bao nhiêu?
Quyết định 56/2021/QĐ-UBND có quy định đối với nhà ở riêng lẻ, nhà ở riêng lẻ kết hợp các mục đích dân dụng khác như sau:
Tầng trệt và lửng cao 7m với đường có lộ giới từ 16m trở lên
Tầng trệt và lửng cao 5m8 với đường có lộ giới từ dưới 16m
5. Phân loại tầng lửng trong thiết kế nhà
Hiện nay, tầng lửng được phân làm 4 loại chính, bao gồm:
Tầng lửng phía sau
Tầng lửng phía sau là thiết kế thường gặp ở các công trình nhà phố hay nhà liền kề. Bố trí gác lửng ở phía sau ngôi nhà sẽ tạo thuận lợi cho việc quan sát tầng trệt cũng như tận dụng làm phòng sinh hoạt chung. Bên cạnh đó, tầng lửng ở vị trí này còn giúp tăng tính thấm mỹ hơn cho không gian phòng khách.
Tuy nhiên, thiết kế này sẽ làm cho không gian trệt ở phía sau bị thấp hơn và không gian gác lửng cũng bị cảm giác chật chội, không thoáng.
Tầng lửng bên hông
Lối thiết kế này yêu cầu nhà ở có không gian rộng rãi vì thế chỉ phù hợp với những công trình có diện tích đủ lớn.
Tầng lửng phía trước
Thiết kế gác lửng phía trước là vị trí lý tưởng nhất. Chủ nhà có thể tự do, thỏa sức sáng tạo với không gian này để tạo điểm nhấn cho căn nhà.
6. Cách tính chi phí xây dựng tầng lửng?
Tầng lửng được chia thành hai phần một là diện tích sàn sử dụng và phần còn lại là diện tích thông tầng của trệt và lửng. Sẽ có cách tính chi phí xây dựng khác nhau. Diện tích sàn có mái che trong nhà sẽ được tính 100% diện tích còn diện tích thông tầng sẽ tính 50% diện tích nếu diện tích thông tầng lớn hơn 8m2. Còn dưới 8m2 sẽ tính như sàn bình thường. Phần thông tầng này tuy rỗng nhưng vẫn xây tường bao, có hệ kết cấu sắt thép riêng nên được xem là khu vực có hao phí chi phí xây dựng.
Có thể nói tầng lửng là một trong những biện pháp rất tuyệt vời và phổ biến để mở rộng mặt bằng công năng và tiết kiệm chi phí xây dựng. Các kiến trúc sư khuyên rằng nếu như nhà bạn chật hẹp thì có nên xây tầng lửng. Tuy nhiên khi thi công tầng lửng cần tuân theo các quy định của luật xây dựng.
Nhà Huế – Công ty tư vấn, thiết kế và thi công nhà cấp 4 cùng biệt thự, nhà phố, nội thất,… Với hơn 15 năm kinh nghiệm,Nhà Huế đã hoàn thiện hàng trăm dự án với nhiều phong cách kiến trúc trên cả nước. Bên cạnh đó, Nhà Huế giám sát thi công chặt chẽ, giảm sai sót trong quá trình xây dựng, tránh phát sinh chi phí, đảm bảo chất lượng công trình.
Hãy liên hệ Nhà Huế qua Hotline : 0935 004 225 để được tư vấn thiết kế và thi công xây dựng tổ ấm yêu thương của bạn.