Sửa nhà có cần xin giấy phép không

   08-12-2023

Sửa nhà có cần xin giấy phép không chắc chắn là vấn đề nhiều gia chủ còn đang băn khoăn khi cần cải tạo nhà ở. Thủ tục xin phép như thế nào, trình tự các bước ra sao, trường hợp nào bắt buộc phải xin giấy phép và trường hợp nào được miễn? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

sửa nhà có cần xin giấy phép không?

Sửa nhà có cần xin giấy phép không là vấn đề nhiều gia chủ còn băn khoăn

Giấy phép sửa chữa nhà là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi sửa nhà có cần xin giấy phép không, chúng ta cần phải biết giấy phép sửa chữa nhà là gì. Hiểu một cách đơn giản, giấy phép sửa nhà là văn bản pháp lý được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới hay di dời  nhà ở, công trình.

Việc cấp giấy phép là nhằm để Nhà nước có thể quản lý việc xây dựng, sửa chữa theo quy hoạch; tuân thủ các quy định pháp luật có liên quan như bảo vệ môi trường, bảo tồn di tích…Tương tự với giấy phép xây dựng, trên cơ sở giấy phép sửa chữa; Nhà nước có căn cứ để kiểm tra quá trình thi công, xử lý các sai phạm về đất đai, trật tự xây dựng…

Vậy sửa nhà có cần xin giấy phép không?

Câu trả lời là có, ngay khi bắt đầu có ý định tu sửa nhà ở, gia chủ bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; ngoại trừ trường hợp được miễn theo quy định của Pháp Luật.

Trường hợp sửa nhà cần phải xin giấy phép

“Sửa chữa” hay “cải tạo” là từ được dùng để gọi chung cho tất cả các trường hợp bạn có nhu cầu sửa đổi, nâng cấp, thay mới bất cứ một hạng mục nào trong nhà của mình. Tuy nhiên tình trạng hỏng hay xuống cấp của mỗi ngôi nhà không giống nhau, phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, mức độ sử dụng..Theo đó, các trường hợp dưới đây bắt buộc cần phải xin giấy phép, bao gồm:

-Sửa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà

-Sửa nhà làm thay đổi công năng sử dụng

-Làm ảnh hưởng đến môi trường, an toàn công trình

Cụ thể hơn, gia chủ cần phải xin giấy phép trong các trường hợp sau: Gia cố móng, xử lý nghiêng nhà, lún nhà; cơi nới làm thay đổi quy mô ngôi nhà như  xây thêm tầng mới, đúc thêm cột, thêm sàn; xây thêm ô văng, sê nô, máng xối bê tông bằng cốt thép; đập bỏ cầu thang cũ để xây cầu thang mới dạng bản.

gia cố móng nhà

Gia cố móng nhà là một trong những trường hợp sửa nhà bắt buộc phải xin giấy phép

Trường hợp sửa nhà được miễn xin giấy phép

Các trường hợp sửa nhà dưới đây được miễn xin giấy phép theo quy định của Pháp Luật:

-Các công trình sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi kết cấu chịu lực, không làm thay đổi công năng sử dụng, không ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình

-Các công trình sửa chữa, cải tạo làm thay đổi kiến trúc mặt ngoài nhưng không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc

Cụ thể của trường hợp này có thể kể đến các công việc sửa chữa như: Thay đổi hệ thống ống nước, thay mới, sửa lại hệ thống điện, hệ thống chiếu sáng; trang trí nội thất (lăn sơn mới, ốp trần thạch cao, lát gạch nền mới, lắp vách nhôm kính, vách kính, dán giấy dán tường,…); trang trí ngoại thất (thay tôn mới, ngói mới; lắp đặt hệ thống nước nóng năng lượng mặt trời…)

thay mái tôn cho mái nhà

Thay mái tôn mới không cần phải xin giấy phép

Lưu ý: Giấy phép xây dựng và giấy phép sửa chữa có nhiều điểm tương tự nhưng là hai văn bản khác nhau.

Sở dĩ chúng ta cần phân biệt rõ là vì đối với các công trình nhà cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 7 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, không nằm trong khu di tích lịch sử- văn hóa thì sẽ được miễn giấy phép xây dựng. Nhưng đối với giấy phép sửa chữa thì chỉ có 2 trường hợp như đã nêu ở trên mới được phép miễn theo quy định của Pháp luật.

Thủ tục xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

Như vậy thông qua phần ở trên, bạn đọc đã có thể trả lời được câu hỏi “sửa nhà có cần xin giấy phép không” dựa vào việc xác định yếu tố cần sửa chữa thuộc hạng mục nào. Vậy đối với các trường hợp cần phải xin giấy phép, cần tiến hành theo thủ tục như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

-Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép sửa chữa nhà theo đúng quy định của pháp luật được quy định tại Điều 47 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP  như sau:

“Điều 47. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp sửa chữa, cải tạo công trình

  1. Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
  1. Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
  1. Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
  1. Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định này.
  1. Đối với các công trình di tích lịch sử – văn hóa và danh lam, thắng cảnh đã được xếp hạng thì phải có văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa.”.

Cụ thể, cần phải chuẩn bị:

-Số lượng hồ sơ: 02 bộ

-Thành phần hồ sơ: gồm các giấy tờ:

+Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở

+Bản sao của một trong các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở hoặc bản sao giấy phép xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp

+Bản sao (bản vẽ) hiện trạng các bộ phận hạng mục cần sửa chữa của công trình nhà ở. Đồng thời cung cấp thêm hình ảnh công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa.

+Hồ sơ sửa chữa, thiết kế, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, gia chủ tiến hành nộp hồ sơ tại UBND cấp quận/huyện/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh – nơi có nhà cần sửa chữa.

Cơ quan có thẩm quyền khi nhận được hồ sơ sẽ tiến hành xem xét, thẩm định thực địa. Nếu hồ sơ không hợp lệ sẽ phải thông báo bằng văn bản đến phía chủ hồ sơ, chủ hồ sơ được phép bổ sung 02 lần. Sau 02 lần bổ sung mà chủ nhà vẫn không thực hiện và nộp hồ sơ đầy đủ thì cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thông báo đến chủ nhà về lý do không cấp phép.

Nếu giấy tờ hợp lệ, phía cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét yêu cầu và giải quyết trong thời gian Luật định (cơ quan có thẩm quyền có thể gia hạn thêm thời gian xem xét nhưng phải có thông báo bằng văn bản đến phía chủ hồ sơ).

Bước 3: Nhận kết quả và thực hiện các yêu cầu về lệ phí

Theo Quyết định 838/QĐ-BXD năm 2016 công bố thủ tục hành chính mới; được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế; bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng), cơ quan có thẩm quyền cần giải quyết và trả kết quả trong vòng không quá 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Về lệ phí: Lệ phí tại mỗi tỉnh, mỗi thành phố trực thuộc Trung Ương sẽ là khác nhau theo Thông tư 85/2019/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, lệ phí do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Sau khi có giấy phép, đối với trường hợp sửa nhà làm thay đổi kết cấu chịu lực của ngôi nhà, chủ nhà sẽ nộp hồ sơ pháp lý của nhà thầu và bản vẽ sửa chữa cho người có thẩm quyền phụ trách về xây dựng ở địa phương (bao gồm cả Giấy phép kinh doanh của đơn vị nhận sửa chữa, chứng chỉ chỉ huy trưởng của đồng chí phụ trách thi công và bảo hiểm tai nạn công nhân). Đối với trường hợp tự sửa chữa thì vẫn phải đảm bảo các điều kiện thi công an toàn.

Đối với các trường hợp còn lại thì thủ tục đơn giản hơn, chỉ cần nộp đơn xin sửa chữa nhà cho cán bộ phụ trách xây dựng của Phường/xã nơi có nhà cần sửa.

Lưu ý: Giấy phép sửa nhà cũng có thời hạn nhất định, thông thường là 12 tháng từ khi được cấp phép. Chủ nhà cần ghi nhớ điều này để thực hiện sửa chữa trong thời gian cho phép.

Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép cho việc sửa chữa, cải tạo

Dưới đây là mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng sử dụng cho việc sửa chữa, cải tạo được ban hành được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BXD, mời bạn đọc tham khảo:

                              

  CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————–

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

(Sử dụng cho công trình: Không theo tuyến/Theo tuyến trong đô thị/ Tượng đài, tranh hoành tráng/Quảng cáo/Nhà ở riêng lẻ/Sửa chữa, cải tạo/ Theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến/Theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị/Dự án/Di dời công trình)

Kính gửi: …………………………………

  1. Thông tin về chủ đầu tư:

– Tên chủ đầu tư (tên chủ hộ): …………………………………………………………………..

– Người đại diện: …………………………………… Chức vụ (nếu có): ………………………

– Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………..

– Số nhà: ………………… Đường/phố ………………. Phường/xã …………………………

– Quận/huyện Tỉnh/thành phố: ………………………………………………………………….

– Số điện thoại: …………………………………………………………………………………..

  1. Thông tin công trình:

– Địa Điểm xây dựng: ……………………………………………………………………………..

– Lô đất số: ………………………. Diện tích ………………. m2.

– Tại số nhà: ………………………. Đường/phố ………………………

– Phường/xã ………………………………….. Quận/huyện …………………………………..

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………………………

  1. Nội dung đề nghị cấp phép:

3.1. Đối với công trình không theo tuyến:

– Loại công trình: ………………………………….. Cấp công trình: ……………………………

– Diện tích xây dựng: ……… m2.

– Cốt xây dựng: ……… m

– Tổng diện tích sàn: …………m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ……..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.2. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: ……………………………. Cấp công trình: …………………………………

– Tổng chiều dài công trình: …………….. m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ………..m (ghi rõ cốt qua từng khu vực)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: …….. m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực).

– Độ sâu công trình: ………….m (ghi rõ độ sâu qua từng khu vực)

3.3. Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng:

– Loại công trình: ……………………. Cấp công trình: ………………………………..

– Diện tích xây dựng: ……….m2.

– Cốt xây dựng: …………m

– Chiều cao công trình: ……..m

3.4. Đối với công trình quảng cáo:

– Loại công trình: …………………………….. Cấp công trình: ………………………………

– Diện tích xây dựng: ……………..m2.

– Cốt xây dựng: …………..m

– Chiều cao công trình: ……………….m

– Nội dung quảng cáo: …………………….

3.5. Đối với công trình nhà ở riêng lẻ:

– Cấp công trình: ………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ………m2.

– Tổng diện tích sàn: ………..m2 (trong đó ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: ………..m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (trong đó ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.6. Đối với trường hợp cải tạo, sửa chữa:

– Loại công trình: …………………………… Cấp công trình: ……………………….

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……….m2.

– Tổng diện tích sàn: ……….m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

– Chiều cao công trình: …….m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

– Số tầng: (ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.7. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình không theo tuyến:

– Giai đoạn 1:

+ Loại công trình: ………………………. Cấp công trình: ………………………

+ Diện tích xây dựng: …….m2.

+ Cốt xây dựng: ………m

+ Chiều sâu công trình: ………m (tính từ cốt xây dựng)

– Giai đoạn 2:

+ Tổng diện tích sàn: ……..m2 (ghi rõ diện tích sàn các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum).

+ Chiều cao công trình: ………m (trong đó ghi rõ chiều cao các tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng lửng, tum).

+ Số tầng: ……..(ghi rõ số tầng hầm, tầng trên mặt đất, tầng kỹ thuật, tầng lửng, tum)

3.8. Đối với trường hợp cấp theo giai đoạn cho công trình theo tuyến trong đô thị:

– Loại công trình: …………………. Cấp công trình: ……………………

– Tổng chiều dài công trình theo giai đoạn: ………m (ghi rõ chiều dài qua từng khu vực đặc thù, qua từng địa giới hành chính xã, phường, quận, huyện, tỉnh, thành phố).

– Cốt của công trình: ……..m (qua các khu vực theo từng giai đoạn)

– Chiều cao tĩnh không của tuyến: ……..m (ghi rõ chiều cao qua các khu vực theo từng giai đoạn).

– Độ sâu công trình: ………m (ghi rõ độ sâu qua các khu vực theo từng giai đoạn)

3.9. Đối với trường hợp cấp cho Dự án:

– Tên dự án: ……………………………………

+ Đã được: ……….phê duyệt, theo Quyết định số: ……. ngày …………

– Gồm: (n) công trình

Trong đó:

+ Công trình số (1-n): (tên công trình)

* Loại công trình: ………………………….. Cấp công trình: ……………………………

* Các thông tin chủ yếu của công trình: …………………………………………

3.10. Đối với trường hợp di dời công trình:

– Công trình cần di dời:

– Loại công trình: ………………………………. Cấp công trình: ……………………..

– Diện tích xây dựng tầng 1 (tầng trệt): ……………………………………………m2.

– Tổng diện tích sàn: …………………………………………………………………m2.

– Chiều cao công trình: ………………………………………………………………m2.

– Địa Điểm công trình di dời đến: ……………………………………………………..

– Lô đất số: …………………………… Diện tích …………………………………m2.

– Tại: ………………………………………… Đường: ………………………………..

– Phường (xã) ………………………………. Quận (huyện) ……………………….

– Tỉnh, thành phố: …………………………………………………………………….

– Số tầng: ……………………………………………………………………………..

  1. Đơn vị hoặc người chủ nhiệm thiết kế: ………………………………………

– Tên đơn vị thiết kế: ……………………………………

– Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng (nếu có): Số …………. Cấp ngày …………..

– Tên chủ nhiệm thiết kế: ……………………………………………………………

– Chứng chỉ hành nghề cá nhân số: ………do ………….. Cấp ngày: …………………..

– Địa chỉ: …………………………………………………………………………

– Điện thoại: ………………………………………………………

– Giấy phép hành nghề số (nếu có): …………………cấp ngày …………………..

 

  1. Dự kiến thời gian hoàn thành công trình: …………… tháng.
  2. Cam kết: Tôi xin cam đoan làm theo đúng giấy phép được cấp, nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài viết liên quan

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà phần thô

Xây nhà phần thô là công đoạn quan trọng và mất thời gian nhất. Không chỉ vậy, nó còn “tiêu tốn” khoảng...

Bí quyết xây nhà tiết kiệm tại Huế

Làm cách nào để xây dựng ngôi nhà đẹp, chất lượng nhưng tiết kiệm nhất là câu hỏi chung của nhiều gia đình. Hãy...

Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở Mới Nhất

Việc xây dựng nhà là rất quan trọng, nhưng khâu chuẩn bị hợp đồng xây dựng là quan trọng nhất. Vậy bạn đã...

Kinh Nghiệm Chọn Vật Liệu Chất Lượng Và Tiết Kiệm Khi Xây Dựng Nhà

Mua vật liệu xây dựng nhà như thế nào tiết kiệm nhất đó chính là câu hỏi của rất nhiều người. Trong bài viết này...

Những Điều Bạn Cần Biết Về Quy Trình Xây Dựng Một Ngôi Nhà

Do vậy, việc xây dựng một ngôi nhà theo ý bản thân vô cùng quan trọng bởi nó sẽ khiến bạn có những phút giây thư...

Thời Điểm Nào Trong Năm Nên Xây Nhà Là Tốt Nhất?

Xem tuổi để xây nhà đã xong, nhưng thời điểm nào phù hợp để xây dựng mái ấm cho gia đình mình? Nên dựa vào...

Thi công Biệt thự sân vườn tại Huế

Một dự án hoàn hảo không chỉ là kiến trúc đẹp hay những lộng lẫy bên ngoài, cảm giác ấm áp, gắn kết các thành...

Biệt thự vị thế - Chọn ngay Nhà Huế

XÂY DỰNG NHÀ HUẾ  là thương hiệu với sản phẩm và dịch vụ chính là Thiết kế kiến trúc & Thi công xây dựng. Với các...

Siêu phẩm biệt thự RUBY VILLA - Cảm hứng tân cổ điển nâng tầm vị thế doanh nhân

Tiếp nối nguồn cảm hứng tân cổ điển, Nhà huế thiết kế kiệt tác kiến trúc RUBY VILLA đại diện cho phong cách Bán cổ điển, chuẩn mực sang trọng. Biệt...

Xây nhà trọn gói tại Huế

Xây nhà trọn gói là một loại hình xây dựng mà chủ đầu tư sẽ khoán toàn bộ các công việc từ thiết kế thi công...

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn