Lanh tô là gì? Nên sử dụng loại lanh tô nào?
21-06-2023
Lanh tô là một phần không thể thiếu trong quá trình xây dựng và thi công cửa sổ, ô văng, thang máy, cửa cuốn, cửa ra vào… Nhưng với rất nhiều người lanh tô là gì, lanh tô có những loại nào, nên dùng loại lanh tô nào vẫn là nội dung còn khá mới mẻ.
.png)
Cấu tạo lanh tô
1. Lanh tô là gì
Lanh tô trong tiếng anh là “lintel”, được định nghĩa là một thanh xà, đặt ở vị trí phía trên của cửa sổ, cửa ra vào, cửa cuốn, cửa thang máy… Chất liệu phổ biến nhất của lanh tô là gạch, bê tông cốt thép, gỗ hay thép định hình.
2. Ưu nhược điểm của 6 loại lanh tô phổ biến tại Việt Nam
Có 6 loại lanh tô phổ biến tại Việt Nam, đó là lanh tô gạch, gạch cốt thép, gỗ, đá, thép mạ kẽm, bê tông cốt thép. Trong đó:
Lanh tô gạch: Ưu điểm lớn nhất của loại lanh tô này là dễ dàng tùy chỉnh theo các hình dạng mong muốn ví dụ như hình bán nguyệt, vành lược, cuốn hay thẳng. Bên cạnh đó lanh tô gạch có khả năng chịu nén tốt. Tuy nhiên lanh tô gạch lại không phù hợp với các loại cửa lớn, dễ bị phá hủy khi nhà bị lún.
Lanh tô gạch cốt thép: Do có sự gia cố của thép nên nhìn chung lanh tô này có sức bền và chống đỡ cao hơn so với lanh tô gạch. Tuy nhiên, loại lanh tô này cũng chỉ phù hợp với các cửa nhỏ hoặc có phần tải trọng phía trên nhỏ.
Lanh tô gỗ: Đây là loại lanh tô được dùng phổ biến ở khu vực đồi núi. Tuy nhiên, loại lanh tô gỗ có độ bền kém hơn các vật liệu khác, dễ bắt lửa, chịu tải kém nên nếu sử dụng thì về mặt cấu trúc sẽ không được như mong muốn và cần phải gia cố thêm.
Lanh tô đá: Loại lanh tô này mang đến cho người dùng cảm giác chắc chắn và an toàn hơn. Bên cạnh đó, sử dụng lanh tô bằng đá cũng là một cách tạo điểm nhấn cho ngôi nhà. Nhưng về bản chất thì đá lại không có khả năng chịu tải ứng suất ngang nên thường các kỹ sư xây dựng lâu năm sẽ không cho chúng xuất hiện tại vị trí chịu tải trọng rung động của tòa nhà. Hơn nữa việc vận chuyển và lắp đặt lanh tô đá cũng rất khó khăn.
Lanh tô thép mạ kẽm: Loại lanh tô này có nhiều điểm ưu việt và được sử dụng tương đối phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện đại. Bởi nó có nhiều hình dáng, kích thước khác nhau, trọng lượng nhẹ, độ bền cao do không rỉ sét hoặc biến dạng, dễ dàng lắp đặt và thay thế, chịu tải tốt.
Lanh tô bê tông cốt thép: Đây là loại lanh tô được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam. Bởi vì nó có khả năng, nhịp lớn, có khả năng chống cháy, dễ uốn, có thể đúc sẵn hoặc đổ tại chỗ vì vậy có khả năng thích ứng với mọi kích thước và hình dạng.
Có thể thấy, mối loại lanh tô trong quá trình xây dựng và sử dụng đều có những ưu và nhược điểm khác nhau. Nên lựa chọn loại lanh tô nào cho phù hợp với mỗi loại hình công trình cũng khiến người xây nhà nhức nhối.
3. Vai trò của lanh tô
Chức năng chính của lanh tô là chuyển tải trọng của phần tường phía trên cửa hoặc lỗ thoáng sang phía tường hai bên hoặc giá đỡ. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cửa sổ, cửa ra vào. Đồng thời giúp bức tường chống lại các tác nhân bên ngoài như gió bão, động đất và góp phần tạo nên vẻ đẹp kiến trúc công trình.
4. Những lưu ý trong quá trình thi công lanh tô
Khi lanh tô không đảm bảo chất lượng hoặc không phù hợp với kết cấu phần tường phía trên thì sẽ thường dẫn đến hiện tượng nứt mép tường. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của ngôi nhà mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và khả năng chống đỡ của ngôi nhà khi có tác động xấu của môi trường.
Vì vậy để đảm bảo lanh tô phát huy được vai trò của nó thì trong quá trình thi công cần lưu ý:
Dầm lanh tô phải kết thúc ở bên trong tường xây hoặc các cột. Mỗi đầu lanh tô cần gác lên tường hoặc cột đỡ tối thiểu 15 -20 cm tùy vào từng loại lanh tô.
Các thanh cốt thép phải ăn sâu vào phần tường đỡ tối thiểu 60cm
Ngoài ra, đối với từng loại lanh tô thì quá trình thi công sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Chi tiết tại bảng sau:
Loại lanh tô | Tiêu chí thi công |
Lanh tô gạch cốt thép |
|
Lanh tô gạch |
|
Lanh tô thép |
|
Lanh tô bê tông cốt thép |
|
Lanh tô đá |
|
Lanh tô gỗ |
|
Khi lựa chọn dịch vụ thiết kế kiến trúc tại Nhà Huế mọi thông tin về các vật liệu sẽ được thiết kế chi tiết trong hồ sơ kết cấu.
5. Nên dùng loại lanh tô nào
Dưới đây là một số gợi ý cho việc sử dụng lanh tô được tổng hợp và thống nhất bởi chuyên gia xây dựng của Nhà Huế:
Đối với cửa sổ: Loại cửa này có kích thước chiều rộng không quá lớn (thường khoảng từ 50cm đến 130cm). Do đó lanh tô gạch, lanh tô gạch cốt thép, bê tông cốt thép sẽ linh hoạt đối cho các phong cách kiến trúc khác nhau từ cổ điển cho đến hiện đại mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình. Đồng thời những loại lanh tô này thuận tiện cho quá trình thi công.
Cửa vòm: Nếu cửa vòm có kích thước nhỏ hoặc tải trọng phía trên nhỏ thì có thể sử dụng lanh tô gạch. Nhưng nếu diện tích hoặc tải trọng phía trên lớn thì lanh tô thép mạ kẽm hoặc lanh tô bê tông cốt thép để đảm bảo chất lượng và có thể uốn theo tạo hình mong muốn.
Thang máy: Nên dùng lanh tô đá hoặc lanh tô thép mạ kẽm hoặc bê tông cốt thép. Trong đó lanh tô đá sẽ mang đến sự sang trọng, lanh tô thép mạ kẽm hoặc bê tông cốt thép sẽ phù hợp với kích thước khung lớn.
Cửa cuốn hoặc cửa ra vào: Nên dùng lanh tô thép mạ kẽm hoặc lanh tô bê tông cốt thép để đảm bảo chất lượng, độ bền và sức chịu tải.
Ngoài ra, khi quyết định sử dụng lanh tô nào gia chủ cũng nên cân nhắc đến vật liệu phổ biến tại địa phương và vật liệu tổng thể của ngôi nhà.
Trên đây là chia sẻ của chuyên gia xây dựng về chủ đề lanh tô. Hy vọng với những thông tin này sẽ mang lại hữu ích cho các gia chủ trong việc giám sát, thi công công trình xây dựng.
Dù không đủ hiểu biết về xây dựng, giám sát nhưng nhà của bạn sẽ vẫn đảm bảo chất lượng khi bạn sử dụng dịch vụ xây nhà trọn gói của Nhà Huế. Để lại thông tin để được tư vấn kỹ lưỡng hơn: