Kỹ thuật tô tường trong xây dựng ít ai biết đến
Tô tường là một công đoạn quan trọng trong việc xây dựng nhà ở. Để tạo nên một ngôi nhà đẹp sẽ không chỉ tập trung đến mẫu thiết kế, các nguyên vật liệu sử dụng hay kích thước mà còn kết hợp với các chi tiết nhỏ khác như tô tường. Một bức tường được tô trát đều tay, bằng phẳng sẽ giúp cho ngôi nhà của bạn trở nên vuông vức, đẹp mắt. Để hiểu rõ hơn về tô tường và những kỹ thuật khi tô, khách hàng có thể cùng Nhà Huế tham khảo qua bài viết được tổng hợp chi tiết dưới đây.
Tô tường trong xây dựng là gì?
Trong xây dựng, tô tường được xem như là một bước không thể thiếu để giúp hoàn thiện một công trình. Tô tường là quá trình sử dụng các nguyên vật liệu như nước, cát, xi măng được pha trộn theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra vữa. Phần vữa sau khi pha sẽ được thợ thi công trát lên bề mặt tường thô để tạo nên một lớp bằng phẳng.
Lớp vữa trát tường có công dụng làm đẹp cho ngôi nhà, giúp bảo vệ kết cấu và tránh các tác động cơ học đến bề mặt tường, tránh sự ăn mòn hóa học và sinh học, giảm tốc độ gia nhiệt khi lửa cháy, giúp lớp màu sơn trở nên bền và mịn hơn,… Quá trình tô tường sẽ được thực hiện sau khi các kỹ sư điện hoàn thiện việc lắp đặt các mạch dây ngầm và các chi tiết đặt ngầm bên trong lớp trát.
Trong tô tường sẽ được chia làm ba loại dựa trên độ dày của bề mặt vữa hay còn được biết đến dựa trên số lớp vữa được tô. Cụ thể:
- Tường tô 1 lớp: Là loại tường có lớp vữa được tô với độ dày khoảng 1 phân nên gia chủ có thể tiết kiệm chi phí khi thi công.
- Tường tô 2 lớp: Là loại tường có lớp vữa được tô với độ dày khoảng 1.5 – 2 phân nên bề mặt tường sẽ hạn chế tình trạng rộp, nứt và có khả năng chống ẩm, cách âm, cách nhiệt tốt hơn.
- Tường tô 3 lớp: Là loại tường có lớp vữa được tô với độ dày khoảng 2.5 – 3 phân, trong đó sẽ bao gồm 1 lớp lót, 1 lớp đệm và 1 lớp ngoài cùng.
Trong các công trình nhà ở thông thường, chủ đầu tư hoặc đơn vị thi công sẽ lựa chọn trát tường loại 1 lớp để tối ưu chi phí xây dựng. Hoặc chọn xây 2 lớp để giúp căn nhà tăng khả năng chống thấm, hạn chế tình trạng vỡ, nứt tường, tăng khả năng cách âm và cách nhiệt tốt hơn.
Hậu quả của việc tô tường không đúng kỹ thuật
Khi đội ngũ thi công tô tường không đúng kỹ thuật, bức tường sẽ gặp những vấn đề sau đây:
- Xuất hiện những vết nứt vì vật liệu bị co ngót.
- Tường bị rộp hoặc rỗ do vệ sinh hồ dầu chưa sạch.
- Bề mặt tường bị hằn những vết của dụng cụ tô trát.
Kỹ thuật tô tường tại Nhà Huế
- Chuẩn bị vật liệu: Trộn vữa theo tỷ lệ 1:3 để cho ra hỗn hợp đạt chuẩn. Đặc biệt, đối với mặt tô ngoài trời Nhà Huế sử dụng sợi PP trộn cùng với vữa để tăng độ mềm dẻo, tránh khả năng rạn nứt bề mặt.
- Ghém tường: Tre Nghệ sẽ lấy mốc để giúp tường bằng phẳng và thời gian trát nhanh hơn.
- Chuẩn bị bề mặt tường: Trong 10 – 15 ngày sau khi xây tường, Nhà Huế sẽ tiến hành phun nước để bề mặt tường sạch tạp chất và tăng khả năng kết dính tốt với vữa. Ngoài ra, Tre Nghệ sẽ tạo nhám, đóng lưới mắt cáo tại những vị trí đi hệ thống đường điện, nước, mí cầu thang, vị trí tiếp giáp cột – tường, dầm – tường, đà lanh tô với tường để tránh hiện tường nứt dọc tường và tăng độ chắc chắn.
- Tiến hành tô tường: Thợ thi công sẽ lấy một lượng vữa vừa đủ trên bàn xoa sau đó trát lên tường với một lực vừa phải theo chiều đi lên và miết liên tục để giúp vữa bám chắc hơn. Xử lý các vị trí bị lõm hoặc thừa vữa để bề mặt tường phẳng và đều. Sau đó dùng mút hoặc xốp xoa mặt tường để tăng độ nhẵn mịn. Đối với những ngôi nhà trát vữa 2 lớp thì Nhà Huế sẽ dùng lưới sắt để tạo nhám cho bề mặt, sau đó trát lớp vữa thứ 2 khi bề mặt tường vẫn còn độ ẩm nhất định.
Các lưu ý khi tô tường
Để có một bức tường đẹp, nhẵn mịn và đạt chất lượng, khách hàng có thể bó túi những lưu ý quan trọng dưới đây:
- Lựa chọn loại cát phù hợp: Cát để tô tường sẽ được sản xuất riêng với kích thước nhỏ, mịn nên sẽ giúp tăng độ bằng phẳng, sáng mịn cho tường. Đối với cát xây dựng thông thường, bạn cũng cần sàn lọc kỹ lưỡng để loại bỏ đi các tạp chất và những hạt cát to.
- Lựa chọn loại xi măng phù hợp: Đối với xi măng tô tường, bạn nên sử dụng những loại có chất lượng tốt để phần vữa có khả năng kết dính cao và hạn chế những lỗ hạt li ti khi trên bề mặt tường khi thi công.
- Cần cẩn thận khi trát tường: Người thợ trát tường cần phải tỉ mỉ và chú ý đến những chi tiết nhỏ nhất khi thi công để tránh hiện tượng xuất hiện các vết sần sùi trên bề mặt.
- Hạn chế sử dụng vôi: Vôi hay một số phụ liệu khác được sử dụng trong vữa thô thường sẽ không đạt chất lượng tốt như việc chỉ kết hợp xi măng và cát.
Yếu tố đánh giá chất lượng khi tô tường
Để đánh giá chất lượng nghiệm thu khi trát tường một cách chính xác, các kỹ sư thường dựa trên các yếu tố sau:
- Chứng từ, kết quả thí nghiệm chứng minh chất lượng của vật liệu.
- Dùng cây gỗ gõ nhẹ trên bề mặt tường để kiểm tra chất lượng vữa: Phần vữa cần kết dính chắc chắn với kết cấu, không bị rạn nứt, bong rộp.
- Độ bằng phẳng của bề mặt tường: Phần vữa trát trên tường cần phải nhẵn mịn, không gồ ghề, khuyết tận góc cạnh, gờ tường, không nổi hạt li ti, không có vết vữa chảy, vết hằn của dụng cụ,…
- Các cạnh tường phải thẳng, sắt nét, vuông vức.
Các câu hỏi thường gặp khi tô tường
- 1m2 tường cần bao nhiêu cát khi tô?
Đối với tường tô dày 1.5cm dùng khoảng 0.018 – 0.019m3 cát, tường tô dày 2cm dùng khoảng 0.024 – 0.025m3 cát.
- 1m2 tường cần bao nhiêu vữa khi tô?
Đối với tường tô dày 1.5cm dùng khoảng 4.438 – 6.121kg xi măng, tường tô dày 2cm dùng khoảng 6.004 – 8.281kg xi măng.
- Vữa trát tường nên dùng loại mác nào?
Nếu trát tường ngoài và trong nên dùng mác 50 hoặc 75.
- Có nên sử dụng máy móc để ghém tường khi tô?
Việc ghém tường thủ công thường mất nhiều thời gian, công sức và chi phí mà không đảm bảo hoàn toàn về chất lượng. Các kỹ sư thường sử dụng máy ghém tường để tối ưu các vấn đề trên.
- Sau khi xây dựng xong phần tường thô thì trong bao lâu nên trát vữa?
Khoảng 10 – 15 ngày sau khi xây tường gạch, thợ thi công có thể tiến hành trát vữa để đảm bảo chất lượng ổn định của bức tường.
Tô tường là một hạng mục quan trọng mà các kỹ sư luôn đảm bảo phải thực hiện đúng kỹ thuật để đạt chất lượng tốt nhất. Một bức tường được tô trát hoàn thiện sẽ phẳng, lỳ và lán mịn. Để làm được điều đó, vật liệu sử dụng cần được lựa chọn kỹ lưỡng và người thực hiện phải có kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Hy vọng qua bài viết của Nhà Huế,quý khách có thể hiểu hơn về kỹ thuật tô tường cũng như các yếu tố quan trọng để đánh giá một bức tường chất lượng. Nếu quý khách có nhu cầu tư vấn thiết kế hay giải đáp thêm những thắc mắc về tô tường, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0935 004 225 để được hỗ trợ sớm nhất.