Giằng tường là gì? Chức năng và cách bố trí hiệu quả nhất

   31-05-2024

Giằng tường là gì? Nếu ai làm trong lĩnh vực thi công, đã hoặc đang xây nhà sẽ không mấy xa lạ với thuật ngữ này. Thế nhưng với những bạn trẻ chưa từng hoặc có dự định xây nhà thì có thể chưa hiểu hết về giằng tường. Trong bài viết này Nhà Huế sẽ chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình trong lĩnh vực thi công nhà ở đến các bạn, từ đó, các bạn có một ngôi nhà an toàn, bền vững với thời gian.

1. Tìm hiểu về giằng tường là gì?

Giằng tường là phương pháp thi công quan trọng kết nối các tường thành hệ thống kết cấu chắc chắn, ổn định, đáp ứng độ bền vững cho công trình. Giằng tường là một phần trong kết cấu của bất kì công trình nào. Là phần bê tông cốt thép theo phương ngang dùng để liên kế các tường trước khi thực hiện đổ bê tông sàn hoặc có thể bố trí giằng tường tại cạnh trên và dưới của cửa sổ, vị trí tường kết thúc. Giằng tường còn có thể kết nối các tường ngang và tường dọc hình thành một khối thống nhất, giảm thiểu khả năng làm góc tường bị rạn nứt. Đối với công trình thi công nhà dân dụng thông thường giằng tường sẽ chiếm 40 – 65 % trọng lượng vật liệu xây dựng.

Chưa dừng lại ở đó, giằng tường còn có thể kiêm nhiệm vụ làm móng cho các toà nhà cao tầng hoặc nhà dân dụng lớn. Với mục đích chính là phân bố tải trọng cho từng sàn nhà, tăng thêm sự kiêng cố và vững chắc đồng thời hạn chế các sự cố liên quan đến sàn.

2. Tác dụng của giằng tường

Như phần khái niệm ở trên có thể bạn đã hình dung được tác dụng chính của giằng tường rồi đúng không nào. Thế nhưng chưa hết, giằng tường còn có nhiều tác dụng như:

  • Góp phần chịu lực cho tường và sàn tầng trên
  • Liên kết các đỉnh tường của trần nhà trước khi thực hiện đổ sàn
  • Hạn chế được tối đa khả năng biến dạng của sàn nhà
  • Chống xô lệch ở các nút chân cột trong những điều kiện không tốt
  • Tăng cường độ cứng và bền vững của kết cấu công trình
  • Tăng sức chịu đựng của các loại tải trọng ngang khi xây nhà có nhiều tầng
  • Góp phần tạo thành giằng móng trong những thiết kế đặc biệt.

3. Tiêu chí để thi công giằng tường

Như đã giới thiệu ở trên giằng tường là phần sẽ chiếm khoảng từ 40-65% trọng lượng vật liệu của một công trình. Chi phí thi công cũng sẽ chiếm khoảng 20-40% giá phần thô của công trình. Đến đây thì có lẽ bạn đã hiểu được tầm quan trọng của giằng tường. Chính vì thế nên lựa chọn vật liêu tốt cùng với một số lưu ý như:

Mức độ chịu lực: bắt buộc phải tương đồng với kích thước về chiều dài của tường để chịu được phần lực mà nó cần phải đảm nhiệm từ toàn bộ tường nhà, trọng lượng sàn tầng trên và mái. Đảm bảo chống chọi được với những tác động ngang như bão.

Độ bền và cứng của giằng: Cần tìm hiểu tự tương quan giữa mác và vật liệu chịu tải của nền đất, móng, chiều cao, chiều dài, chiều dày tường nhà. Chú ý cả tới kỹ thuật xây dựng, kiểu làm khối xây nhà và mạch vữa có đủ chất lượng cho sự ổn định của tường nhà.

Dựa vào những yêu cầu sử dụng trên và quy luật thay đổi nhiệt độ, bạn nên chọn vật liệu xây dựng giằng tường có bề dày. Bởi nó sẽ đảm bảo tường không bị rạn nứt khi gặp thời tiết thay đổi đột ngột.

4. Các bước xây dựng giằng tường hiệu quả tại Nhà Huế

Bước 1: Chuẩn bị vật liệu xây dựng bao gồm cốt thép D10, bê tông

Bước 2: Cấy thép râu vào trụ

Bước 3: Sử dụng 2 thanh thép D10 uốn đai kẹp

Bước 4: Trộn và đổ bê tông dày 10cm

5. Những lưu ý bố trí giằng tường hiệu quả nhất

Giằng tường khi thiết kế và thi công phải chú ý tới cách bố trí phù hợp mới phát huy hết công năng. Giằng tường cần được thực hiện đúng kỹ thuật, tỉ mỉ với vật liệu tốt thì mới vững chắc và phát huy khả năng chịu lực:

Các bố trí giằng tường áp dụng theo đúng công năng của nó trên thực tế, cấu tạo công trình chi tiết, làm theo bản vẽ thiết kế đã tính toán từ trước
Giằng tường nên được bố trí ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng
Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ ở ban công, tấm ô văng
Sử dụng giằng tường nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng động,… nguy hiểm cần gia cố chắc chắn thêm.
Ngoài ra, trong quá trình thi công giằng tường chúng ta cũng cần phải lưu ý thi công đúng kỷ thuật, vật liệu đạt chất lượng để đảm bảo giằng tường có khả năng chịu lực tốt và phát huy hết công năng của mình. Đối với những tường cao từ 300-400cm thì sẽ được bố trí một giằng tường. Tuy nhiên, để đảm bảo cho khả năng chịu lực và sự chắc chắn vẫn có thể bố trí thêm 1 giằng tường ở giữa. Chiều dài của giằng tường sẽ bằng với chiều dài của tường và có độ dày phổ biến từ 7-14cm.

6. Những câu hỏi thường gặp về giằng tường

Kích thước giằng tường là bao nhiêu?

Kích thước chính của giằng tường được quy định là: chiều dài bằng chiều dài của tường và độ dày khoảng từ 7cm – 14cm.

Tường cao bao nhiều thì có giằng tường?

Tường cao từ 300cm đến 400cm thì sẽ bố trí một giăng tường và cũng có thể bố trí thêm giằng ở giữa tường để nâng cao bộ vững chắc của công trình. Với Nhà Huế mọi công trình đều được bố trí thêm 2 giằng ở tường để tăng tối đa chất lượng cho công trình.

Điều gì xảy ra nếu tường không được bố trí giằng?

Khi không có giằng tường, tải trọng đỉnh sàn ở tầng trên sẽ phân bố không đều, lâu dần khiến các kết cấu nhà chịu quá tải trọng bị biến dạng, nứt vỡ. Để tránh những sự cố đáng tiếc sau này, bạn nên chú ý khi kiến trúc sư thiết kế nhà và thợ bắt tay làm giằng tường phải đảm bảo chất lượng.

Khi nào thì cần bố trí giằng tường?

Giằng tường sẽ thường bố trí ở khu vực có tường chịu lực, giúp phân bố đều tải trọng của sàn, tầng trên và toàn bộ căn nhà cao tầng. Giằng tường cũng có thể bố trí tại cạnh trên và cạnh dưới của cửa sổ, vị trí tường kết thúc. Bố trí giằng tường ở nơi cần tăng độ cứng cáp cho sàn nhà, ví dụ ở ban công, tấm ô văng. Sử dụng giằng tường nơi có nguy cơ bị sụt lún, ngập nước, nơi có tải trọng động,..

Thông qua bài viết này hi vọng mọi người có thể hiểu hơn về giằng tường. Hiểu rõ các tác dụng và các bố trí giằng tường. Cảm ơn mọi người đã đọc hết bài viết của Nhà Huế. Những thắc mắc vui lòng bình luận bên dưới, Nhà Huế sẽ giúp bạn giải đáp.

Bài viết liên quan

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà phần thô

Xây nhà phần thô là công đoạn quan trọng và mất thời gian nhất. Không chỉ vậy, nó còn “tiêu tốn” khoảng...

Bí quyết xây nhà tiết kiệm tại Huế

Làm cách nào để xây dựng ngôi nhà đẹp, chất lượng nhưng tiết kiệm nhất là câu hỏi chung của nhiều gia đình. Hãy...

Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở Mới Nhất

Việc xây dựng nhà là rất quan trọng, nhưng khâu chuẩn bị hợp đồng xây dựng là quan trọng nhất. Vậy bạn đã...

Kinh Nghiệm Chọn Vật Liệu Chất Lượng Và Tiết Kiệm Khi Xây Dựng Nhà

Mua vật liệu xây dựng nhà như thế nào tiết kiệm nhất đó chính là câu hỏi của rất nhiều người. Trong bài viết này...

Những Điều Bạn Cần Biết Về Quy Trình Xây Dựng Một Ngôi Nhà

Do vậy, việc xây dựng một ngôi nhà theo ý bản thân vô cùng quan trọng bởi nó sẽ khiến bạn có những phút giây thư...

Thời Điểm Nào Trong Năm Nên Xây Nhà Là Tốt Nhất?

Xem tuổi để xây nhà đã xong, nhưng thời điểm nào phù hợp để xây dựng mái ấm cho gia đình mình? Nên dựa vào...

Thi công Biệt thự sân vườn tại Huế

Một dự án hoàn hảo không chỉ là kiến trúc đẹp hay những lộng lẫy bên ngoài, cảm giác ấm áp, gắn kết các thành...

Biệt thự vị thế - Chọn ngay Nhà Huế

XÂY DỰNG NHÀ HUẾ  là thương hiệu với sản phẩm và dịch vụ chính là Thiết kế kiến trúc & Thi công xây dựng. Với các...

Siêu phẩm biệt thự RUBY VILLA - Cảm hứng tân cổ điển nâng tầm vị thế doanh nhân

Tiếp nối nguồn cảm hứng tân cổ điển, Nhà huế thiết kế kiệt tác kiến trúc RUBY VILLA đại diện cho phong cách Bán cổ điển, chuẩn mực sang trọng. Biệt...

Xây nhà trọn gói tại Huế

Xây nhà trọn gói là một loại hình xây dựng mà chủ đầu tư sẽ khoán toàn bộ các công việc từ thiết kế thi công...

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn