Ép cọc bê tông cốt thép đến khi nào thì dừng lại

   08-07-2024

Ép cọc bê tông cốt thép là một công đoạn quan trọng trong thi công móng cọc, đây là công việc sử dụng lực ép từ máy móc để đưa các cọc bê tông cốt thép vào sâu trong nền đất. Quá trình này nhằm tăng cường khả năng chịu tải của nền móng, đảm bảo tính ổn định và bền vững cho các công trình. Ngày nay, móng cọc bê tông cốt thép được sử dụng phổ biến trong thiết kế và thi công nhà ở gia đình, tuy nhiên việc thi công ép cọc tới khi nào thì dừng lại có lẽ là một câu hỏi mà nhiều chủ đầu tư thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những điều kiện xác định cọc ép đã đạt yêu cầu thiết kế, có thể dừng ép.


 

Thi công ép cọc bê tông cốt thép.

Kiểm tra các bản vẽ móng

Việc đầu tiên các chủ đầu tư cần làm là kiểm tra hồ sơ thiết kế, xem lại các bản vẽ thiết kế phần móng cọc để xác định các thông tin về chiều dài cọc, sức chịu tải tính toán, lực ép lớn nhất và nhỏ nhất trên các đầu cọc.

Xác định chiều sâu ép cọc bê tông

Chiều sâu hạ cọc bê tông cốt thép được tính toán dựa theo tải trọng công trình truyền xuống cọc và các dự báo về địa chất nền đất tại khu vực xây dựng. Đơn vị thiết kế sẽ đưa ra chiều dài cọc dự kiến (Lmax, Lmin), tuy nhiên chiều dài cọc áp dụng để ép đại trà chỉ được xác định thông qua việc ép cọc thử nghiệm tại hiện trường.

Theo TCVN 9393-2012, số lượng cọc thí nghiệm do thiết kế quy định tùy theo mức độ quan trọng của công trình, mức độ phức tạp của điều kiện đất nền, kinh nghiệm thiết kế, chủng loại cọc sử dụng và chất lượng thi công cọc trong hiện trường, thông thường được lấy bằng 1 % tổng số cọc của công trình nhưng trong mọi trường hợp không ít hơn 2 cọc. Số lượng cọc thí nghiệm nên được tăng lên theo mức độ phức tạp của điều kiện đất nền. Trong trường hợp phải biết rõ điều kiện và có kinh nghiệm thiết kế cọc khu vực lân cận thì không nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm thăm dò.

Xác định sức chịu tải, lực ép lên trên đầu cọc

Sức chịu tải tính toán của cọc (gọi tắt là Ptt) được thiết kế quy định trong các bản vẽ về cọc, đây là sức chịu tải chống lại các tải trọng mà công trình truyền xuống cọc.

– Để đảm bảo sức chịu tải thực tế của cọc phải lớn hơn hoặc bằng Ptt thì lực ép lên đầu cọc tối thiểu phải đạt tới giá trị Pmin, kể cả khi chiều sâu ép cọc đã vượt quá chiều sâu thiết kế. Thông thường giá trị Pmin sẽ bằng 2 lần Ptt hoặc do thiết kế quy định riêng cho từng công trình.

– Nhưng trong trường hợp chiều sâu ép cọc chưa đạt chiều sâu thiết kế mà lực ép trên đầu cọc đã đạt tới Pmin thì phải tiếp tục ép đến khi lực ép trên đầu cọc đạt đến giá trị Pmax. Thông thường Pmax sẽ bằng 2.5 lần Ptt hoặc do thiết kế quy định riêng cho từng công trình.

Chuẩn bị bảng tra máy ép cọc

Trên mỗi một máy ép cọc sẽ có trang bị đồng hồ báo chỉ số tương ứng với lực ép trên đầu cọc, tuy nhiên chỉ số trên đồng hồ là chỉ số về áp suất trong các thiết bị thủy lực của máy ép. Để xác định lực ép thực tế lên đầu cọc cần phải quy đổi các chỉ số trên đồng hồ đo áp suất thành các lực tương ứng. Có thể áp dụng công thức quy đổi sau để lập sẵn bảng tra, phục vụ công tác ghi nhật ký ép cọc:

Lực ép thực tế = Tổng diện tích xi lanh thủy lực x chỉ số trên đồng hồ.

Trong đó:

  • Tổng diện tích xi lanh thủy lực = (3.14 x bán kính xi lanh) x số xi lanh thủy lực (cm2)
  • Chỉ số trên đồng hồ: thường được lấy đơn vị là kg/cm2.
  • Sau khi tính được lực ép ra đơn vị kg, ta chỉ cần đổi ra đơn vị tấn là được.

Điều kiện dừng ép cọc bê tông

Công việc cuối cùng là xác định các điều kiện dừng ép cọc bê tông, khi đạt các điều kiện này là cọc đã đạt tới sức chịu tải tính toán như thiết kế đưa ra.

Theo TCVN 9394-2012, cọc được công nhận là ép xong khi thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau đây:
a) Chiều dài cọc đã ép vào đất nền không nhỏ hơn Lmin và không quá Lmax với Lmin, Lmax là chiều dài ngắn nhất và dài nhất của cọc được thiết kế dự báo theo tình hình biến động của nền đất trong khu vực;
b) Lực ép trước khi dừng, (Pep)KT trong khoảng từ (Pep)min đến (Pep)max, trong đó:
(Pep)min là lực ép nhỏ nhất do thiết kế quy định;
(Pep)max là lực ép lớn nhất do thiết kế quy định;
(Pep)KT là lực ép tại thời điểm kết thúc ép cọc, trị số này được duy trì với vận tốc xuyên không quá 1 cm/s trên chiều sâu không ít hơn ba lần đường kính (hoặc cạnh) cọc.
Trong trường hợp không đạt hai điều kiện trên, cần báo cho Thiết kế để có biện pháp xử lý.

Hy vọng bài đăng về thời điểm có thể dừng ép cọc bê tông cốt thép và công nhận cọc đã đạt tới sức chịu tải tính toán đã giúp quý vị có những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí.

Bài viết liên quan

Những điều cần lưu ý khi xây dựng nhà phần thô

Xây nhà phần thô là công đoạn quan trọng và mất thời gian nhất. Không chỉ vậy, nó còn “tiêu tốn” khoảng...

Bí quyết xây nhà tiết kiệm tại Huế

Làm cách nào để xây dựng ngôi nhà đẹp, chất lượng nhưng tiết kiệm nhất là câu hỏi chung của nhiều gia đình. Hãy...

Mẫu Hợp Đồng Xây Dựng Nhà Ở Mới Nhất

Việc xây dựng nhà là rất quan trọng, nhưng khâu chuẩn bị hợp đồng xây dựng là quan trọng nhất. Vậy bạn đã...

Kinh Nghiệm Chọn Vật Liệu Chất Lượng Và Tiết Kiệm Khi Xây Dựng Nhà

Mua vật liệu xây dựng nhà như thế nào tiết kiệm nhất đó chính là câu hỏi của rất nhiều người. Trong bài viết này...

Những Điều Bạn Cần Biết Về Quy Trình Xây Dựng Một Ngôi Nhà

Do vậy, việc xây dựng một ngôi nhà theo ý bản thân vô cùng quan trọng bởi nó sẽ khiến bạn có những phút giây thư...

Thời Điểm Nào Trong Năm Nên Xây Nhà Là Tốt Nhất?

Xem tuổi để xây nhà đã xong, nhưng thời điểm nào phù hợp để xây dựng mái ấm cho gia đình mình? Nên dựa vào...

Thi công Biệt thự sân vườn tại Huế

Một dự án hoàn hảo không chỉ là kiến trúc đẹp hay những lộng lẫy bên ngoài, cảm giác ấm áp, gắn kết các thành...

Biệt thự vị thế - Chọn ngay Nhà Huế

XÂY DỰNG NHÀ HUẾ  là thương hiệu với sản phẩm và dịch vụ chính là Thiết kế kiến trúc & Thi công xây dựng. Với các...

Siêu phẩm biệt thự RUBY VILLA - Cảm hứng tân cổ điển nâng tầm vị thế doanh nhân

Tiếp nối nguồn cảm hứng tân cổ điển, Nhà huế thiết kế kiệt tác kiến trúc RUBY VILLA đại diện cho phong cách Bán cổ điển, chuẩn mực sang trọng. Biệt...

Xây nhà trọn gói tại Huế

Xây nhà trọn gói là một loại hình xây dựng mà chủ đầu tư sẽ khoán toàn bộ các công việc từ thiết kế thi công...

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn