Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh – Top mẫu nhà mới nhất 2023
Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh
Thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh đang là xu hướng phổ biến hiện nay. Thiết kế này vừa giúp tối ưu hóa chi phí, vừa khai thác được hết công năng mặt tiền. Vừa là không gian sinh hoạt tiện lợi, vừa phục vụ cho hoạt động kinh doanh mua bán hoặc cho thuê mang đến lợi nhuận cho gia chủ.
Đối với những căn nhà ở kết hợp kinh doanh, thiết kế nhà cần đảm bảo tính thẩm mỹ để thu hút khách hàng. Thiết kế nhà vừa ở vừa buôn bán không hề đơn giản. Cần cân bằng giữa nhu cầu buôn bán và nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Đồng thời vẫn phải đảm bảo chi phí xây dựng, hài hòa cân đối với diện tích của khu đất. Ngoài ra, yếu tố phong thủy cũng vô cùng quan trọng để đảm bảo việc “buôn may bán đắt” cho gia đình.
Lưu ý khi thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh
Yếu tố công năng sử dụng
Công năng sử dụng là một vấn đề quan trọng của ngôi nhà. Đây là yếu tố quyết định đến việc sinh hoạt cho các thành viên trong gia đình có thuận lợi hay không. Một số lưu ý cho các gia chủ thiết kế công năng như sau:
- Thiết kế nhà phố vừa ở vừa kinh doanh nên có tầng hầm, hay bán tầng hầm để làm gara, chỗ để xe hợp lý phục vụ khách hàng tốt nhất.
- Bố trí không gian sinh hoạt một cách hợp lí với không gian kinh doanh. Cần đảm bảo hệ thống rõ ràng, rành mạch, không ảnh hưởng đến nhau.
- Với mẫu thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh thì diện tích khiêm tốn. Nên thiết kế giếng trời sẽ giúp lưu thông không khí tốt, không gian rộng thoáng.
Thiết kế nội thất
Với không gian sử dụng để kinh doanh, buôn bán gia chủ nên thiết kế theo phong cách hiện đại. Bởi kiểu thiết kế này phù hợp với rất nhiều loại hình kinh doanh khác nhau. Thường thiết kế khu vực kinh doanh gồm có tủ trưng bày, quầy thanh toán, bàn ghế cho khách ngồi…tùy vào loại hình kinh doanh. Gia chủ cần chú ý lựa chọn nội thất với kiểu dáng, kích thước phù hợp với không gian và đảm bảo sự hài hòa về màu sắc.
Bên cạnh đó, tùy thuộc vào từng loại hình kinh doanh để gia chủ sử dụng chất liệu phù hợp. Điều này sẽ giúp cho gia chủ tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, gia chủ cần chú ý đến hệ thống đèn chiếu sáng cho cửa hàng. Đèn không chỉ cần đảm bảo tính thẩm mỹ mà còn cần làm nổi bật sản phẩm trưng bày. Do đó, hãy đầu tư hệ thống chiếu sáng cho khu vực kinh doanh này.
Ngoài ra, gia chủ cũng có thể dùng thêm gương phản chiếu, kính cường lực. Chúng sẽ giúp mang đến sự sang trọng và không gian thoáng đãng, rộng rãi mang lại ấn tượng tốt cho khách hàng.
Thiết kế không gian sinh hoạt của gia đình
Tùy vào loại hình kinh doanh và quy mô kinh doanh sẽ dành tầng 1 hay dành cả tầng 2 để kinh doanh. Các khu vực còn lại để dành sinh hoạt cho gia đình. Tùy vào sở thích của gia chủ và các thành viên sẽ đưa ra phương án thiết kế phù hợp. Tuy nhiên, dù theo phong cách nào đi nữa, cũng cần đảm bảo không gian sinh hoạt thoải mái. Nên chọn đồ nội thất hiện đại, kích thước phù hợp với không gian chung, màu sắc nhã nhặn. Cách này sẽ giúp tiết kiệm diện tích mà vẫn mang lại sự tiện nghi, thoải mái cho sinh hoạt của gia đình. Gia chủ cũng cần đặc biệt chú ý khi thiết kế khu vực kinh doanh và không gian sinh hoạt của gia đình cần đảm bảo yếu tố riêng tư.
Yếu tố phong thủy
Người xưa có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Việc buôn may bán đắt cũng sẽ nhờ vào gia vận tài lộc của chủ nhà. Đây chính là yếu tố liên quan đến phong thủy nhà ở.
Khi thiết kế nhà đẹp hợp tuổi, hợp mệnh gia chủ sẽ giúp mang lại nhiều sinh khí, tài lộc. Việc kinh doanh phát đạt đảm bảo chất lượng của sống của gia chủ được nâng lên.
Theo như phong thủy, con đường chính là tượng trưng cho thủy. “Thủy” lại biểu tượng của sự cai quản tài lộc. Vì thế nếu như “Thủy tụ lại 1 điểm thì tài lộc càng nhiều. Các ngôi nhà ở các vị trí nhiều đường gấp khúc lại càng có nhiều thuận lợi. Ngoài ra không nên xây nhà bị trục đường chính chiếu thẳng vào nhà. Điều này có nghĩa tài lộc sẽ trôi đi hết.
Yếu tố chi phí xây dựng
Để việc thiết kế, thi công không bị trì hoãn, đảm bảo tiến độ thì khâu lập ngân sách, phân bổ chi phí rất quan trọng. Chính vì thế, gia chủ cần có bảng dự toán ước lượng, phân chia ngân sách hợp lý để tránh việc trì hoãn thi công và ngược lại với mong muốn của chủ đầu tư.
Một số mẫu thiết kế nhà ở kết hợp kinh doanh:
Mẫu nhà phố 2 tầng vừa ở kết hợp kinh doanh
Mẫu nhà phố 3 tầng vừa ở kết hợp kinh doanh
Mẫu nhà phố 4 tầng vừa ở kết hợp kinh doanh