Phong cách nhà bếp mở trong nhà trọn gói
Thiết kế phòng bếp không gian mở thích hợp với diện tích đất ngày càng bị thu hẹp tại các thành phố lớn. Do đó, đây là phong cách thiết kế được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết kế nhà bếp không gian mở tiện lợi, tối ưu công năng, đảm bảo tính thẩm mỹ, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của Nhà Huế. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu thiết kế nhà bếp mở tiêu biểu, tối ưu nhất.
Lý do nên lựa chọn thiết kế nhà bếp không gian mở
Các thiết kế mở giúp tối ưu không gian. Căn nhà của bạn, nhờ thế, sẽ trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn. Điều này cũng tác động tích cực lên tâm trạng, cảm xúc của bạn mỗi khi trở về nhà.
Không gian mở còn giúp việc di chuyển khi nấu nướng trong bếp trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Bạn sẽ không còn cảm thấy mỗi lần vào bếp là một nhiệm vụ nặng nhọc nữa.
Ngoài ra, việc loại bỏ các vách ngăn sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí thi công. Đồng thời, mở rộng diện tích mặt bằng sử dụng.
Với những ưu điểm như trên, không khó để lý giải tại sao ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn phong cách thiết kế mở cho gian bếp của gia đình mình.
Các xu hướng thiết kế phân chia không gian phòng khách – bếp nổi bật 2024
Sử dụng các loại vách ngăn họa tiết
Dù là trong không gian mở, việc phân chia cụ thể từng khu vực cho mỗi phòng công năng vẫn là điều cần thiết. Điều này giúp cho căn nhà của bạn trông khoa học, ngăn nắp và có thứ tự hơn.
Cách đơn giản nhất để phân chia không gian giữa phòng khách và phòng bếp là sử dụng các vách ngăn mỏng, có họa tiết bắt mắt.
Vách ngăn trang trí tạo sự tách biệt hoàn toàn cho hai không gian. Đảm bảo tính riêng tư và tạo điểm nhấn hút mắt cho phòng khách/bếp.
Hiện nay, có rất nhiều loại vách ngăn với hoa văn, họa tiết phong phú, màu sắc, vật liệu đa dạng. Bạn có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích.
Thiết kế bàn đảo, quầy bar phân cách trong nhà bếp không gian mở
Ngoài sử dụng vách ngăn, tận dụng bàn đảo/quầy bar để phân chia không gian cũng là một phương án thiết kế được nhiều khách hàng của Nhà Huế lựa chọn.
Ưu điểm của phương án này là tạo sự kết nối, mở rộng không gian tối đa cho căn hộ diện tích nhỏ. Trong khi, vẫn thể hiện được sự tách bạch rõ ràng giữa không gian phòng bếp và phòng khách.
Quầy bar trong phòng bếp có thể được thiết kế độc lập, gắn tường hoặc kết hợp với bàn ăn.
Thiết kế bậc phân cấp trong phòng bếp không gian mở
Thay đổi độ cao mặt sàn cũng là một cách để phân chia phòng ở trong nhà hiệu quả.
Theo phong thủy, mặt sàn phòng bếp ở phía trong nên thấp hơn phòng khách ở phía ngoài. Như vậy, dòng khí tốt khi chảy vào nhà sẽ tụ lại ở phòng bếp – không gian giữ lửa của gia đình. Giúp gia đình bạn có nhiều tài lộc, may mắn hơn.
Sử dụng sơn tường phân chia không gian
Màu sơn tường dùng để phân chia không gian không nhất thiết phải hoàn toàn khác nhau. Các gam màu đậm nhạt cùng tone sẽ tạo điểm nhấn hài hòa và mở rộng không gian tốt hơn.
Quá nhiều màu sắc tách biệt trong cùng một không gian dễ khiến phòng ở của bạn có cảm giác bị cắt xẻ, thu hẹp.
Bạn cũng có thể sử dụng cùng một tone màu cho cả phòng bếp và phòng khách nhưng tạo điểm nhấn cho từng phòng công năng thông qua vật dụng trang trí.
Tranh ảnh treo tường màu sắc nổi bật là một gợi ý hữu ích.
Tạo điểm nhấn thông qua các vật dụng trang trí nội thất
Những vật dụng trang trí như đèn trần, rèm cửa, chậu cây cảnh… là các chi tiết nhỏ nhưng tạo nên sự khác biệt cho từng không gian nội thất.
Trong thiết kế không gian mở, cách sử dụng các vật dụng trang trí để phân biệt giữa phòng khách, phòng ăn và phòng bếp giúp căn nhà trở nên thú vị, thông thoáng và bắt mắt hơn.
Liên hệ ngay với Nhà Huế qua hotline 0935 004 225 để nhận được báo giá và tư vấn chi tiết, nhanh chóng.