Những điều kiêng kỵ trong ngày động thổ khởi công xây nhà
Đối với người dân Việt Nam, cúng bái và mọi thứ liên quan đến tâm linh luôn là một yếu tố quan trọng khi thay đổi hoặc bắt đầu làm một công việc lớn gì đó. Và trong ngành xây dựng cũng vậy, trước khi chủ đầu tư tiến hành xây dựng một công trình nào đó thì đều phải thực hiện lễ động thổ khởi công xây dựng, cầu mong mọi điều suôn sẻ. Trong bài viết dưới đây, Nhà Huế chia sẻ với quý vị những điều cần kiêng kỵ trong ngày lễ động thổ khởi công xây nhà để đảm bảo sự thuận lợi và may mắn cho công trình.
1. Động thổ khởi công là gì?
– Lễ động thổ là nghi thức xin phép xây dựng công trình trên mảnh đất đó. Khi tiến hành xây dựng sẽ ồn ào, náo nhiệt, gây ảnh hưởng đến nơi cư ngụ của các thần linh. Tổ chức buổi lễ nhằm mong muốn được các thần linh phù trợ và mọi việc được diễn ra suôn sẻ, thành công. Lễ động thổ được tổ chức ngay sau khi công trình được cấp phép và chủ đầu tư chính thức tiếp nhận mảnh đất đó để xây dựng sau này.
– Lễ khởi công là nghi thức kính cáo với tổ nghề, mong muốn phù hộ và đạt được nhiều may mắn. Nghi lễ này sẽ được thực hiện khi công trình chính thức đi vào xây dựng.
Tuy nhiên, hiện nay, để tiết kiệm thời gian và chi phí, hai buổi lễ này có thể hòa làm một và tổ chức đồng thời.
2. Những điều kiêng kỵ trong lễ động thổ khởi công
– Chọn ngày giờ không tốt
Theo quan niệm dân gian, chọn được tuổi làm nhà tốt cũng không bằng chọn được ngày tốt để động thổ, khởi công xây dựng. Và tuổi tác của chủ đầu tư, gia chủ là yếu tố chính để chọn được ngày, giờ phù hợp để tổ chức lễ động thổ, khởi công.
Tránh động thổ vào các ngày xấu, ngày hắc đạo, hoặc các ngày kỵ với tuổi của chủ công trình hoặc người đứng đầu. Nên chọn ngày hoàng đạo, hợp tuổi và giờ tốt để làm lễ.
– Chuẩn bị lễ vật không đầy đủ
Tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công là một sự kiện linh tiêng. Đây được xem như là một cách thông báo và xin phép các vị thần cai quản mảnh đất cho gia đình có thể tiến hành xây dựng công trình trên mảnh đất được thổ địa cai quản. Chính vì thế mà lễ động thổ cầm được chuẩn bị kỹ lưỡng, thành tâm và đầy đủ các lễ vật như: hương, hoa, đèn nến, trầu cau, rượu, gạo, muối, mâm ngũ quả, vàng mã,… Nếu thiếu sót hoặc làm qua loa có thể bị coi là không tôn trọng thần linh. Để có sự chuẩn bị chu đáo nhất, chủ đầu tư có thể nhờ đến sự giúp đỡ của thầy cúng để có được danh sách những lễ vật cần chuẩn bị đầy đủ nhất.
– Trang phục không phù hợp
Người tham gia lễ cần ăn mặc chỉnh tề, trang trọng. Tránh mặc quần áo rách rưới hoặc quá sặc sỡ. Trang phục không phù hợp có thể bị coi là thiếu tôn trọng đối với nghi lễ và các vị thần linh.
– Không gây ồn ào, lộn xộn
Lễ cúng cần được diễn ra trong không khí trang nghiêm, yên tĩnh. Tránh nói to, cười đùa hoặc làm những hành động không đúng mực. Sự trang nghiêm trong lễ cúng thể hiện lòng thành kính và tôn trọng đối với thần linh.
– Không làm rơi, đổ các đồ lễ cúng
Tránh để đổ vỡ hoặc làm rơi các đồ vật lễ cúng như đèn nến, bình hoa, hoặc các đồ cúng khác. Điều này bị coi là điềm xấu, có thể gây ra những khó khăn không mong muốn trong quá trình xây dựng.
Tuân thủ những điều kiêng kỵ này trong lễ động thổ khởi công không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với thần linh cai quản mảnh đất mà còn giúp tạo ra một khởi đầu thuận lợi, đem lại may mắn và tránh được những điều không mong muốn trong quá trình xây dựng. Sự cẩn trọng và thành tâm trong mỗi bước đi sẽ là nền tảng vững chắc cho mọi công trình thành công và bền vững.