Mái thái là gì? Ưu nhược điểm của hệ mái thái

   21-03-2023
Mái thái là gì?
Mái Thái là kiểu mái có nguồn gốc từ Thái Lan và được du nhập vào nước ta, rất phổ biến trong các công trình kiến trúc hiện nay. Mái Thái được thiết kế với nhiều kiểu dáng khác nhau, đa dạng màu sắc và bền chắc mẫu mã như ngói sóng lớn ngói sóng nhỏ, ngói giả đá, ngói phẳng….Mái Thái thường được sử dụng phổ biến nhất là mái Thái chữ A, mái giật cấp có phần mái đua ra khỏi thân nhà, tạo khối cho tổng thể ngôi nhà.
Đặc điểm của hệ mái thái
Mang đặc trưng của kiến trúc Thái Lan, mái Thái có hình thức đẹp, tính thẩm mỹ cao cùng công năng tối ưu, mang đến vẻ đẹp cao ráo, thanh thoát nhưng không kém phần sang trọng, lôi cuốn.
 
Về hình thái: Mái Thái có độ dốc lớn, các lớp ngói xếp chồng lên nhau tạo kết cấu hài hòa, đối xứng. Mái Thái thường được thiết kế đua ra hình chữ A, kết cấu xây tường thu hồi, góp phần gia tăng diện tích hướng nhìn của biệt thự, tối ưu view cho ngôi nhà.
Về cấu trúc (cấu tạo): Cấu tạo mái thái gồm 2 yếu tố chính như phần chịu lực và phần bao phủ.
Phần chịu lực là phần quan trọng trong cấu tạo mái thái, góp phần hỗ trợ cho việc cấu tạo mái thái được bền vững hơn. Phần chịu lực gồm các bộ phận như tường thu hồi, khung vì kèo và xà gồ.
Phần bao phủ nằm ở phía trên của phần chịu lực đảm bảo không thấm nước, đọng nước khi trời mưa, chống lại các ảnh hưởng của thời tiết. Đây cũng là yếu tố quyết định tính thẩm mỹ của hình thức mái nhà và ngôi nhà.
Ưu điểm của mái thái
Hiện nay, mái Thái ngày càng phổ biến trong các thiết kế biệt thự từ nông thôn đến thành thị và nhận được sự yêu thích của các chủ đầu tư. Không chỉ bởi giá trị thẩm mỹ, mái Thái còn sở hữu công năng tối ưu cùng những ưu điểm vượt trội so với các hình thức mái khác như:
Tính thẩm mỹ cao
Với độ dốc lớn và kiến trúc độc đáo mái Thái được thiết kế đa dạng màu sắc, kiểu dáng, chất liệu, giúp tôn vẻ đẹp thanh thoát, sang trọng và hiện đại của ngôi nhà. Tùy theo từng địa hình, địa thế đất, sở thích của gia chủ và phong cách của kiến trúc của biệt thự để lựa chọn kiểu dáng cho phù hợp.
 
Bên cạnh đó, mái Thái mang đến vẻ đẹp thanh lịch, thời thượng, đem lại cái nhìn cuốn hút cho công trình. Sự mềm mại cũng như lạ mắt của mái Thái bên cạnh những khối nhà, diện tường vuông vức, làm cho không gian sống trở nên nổi bật.
Tối ưu về công năng - lý tưởng với khí hậu Việt Nam
Không chỉ có tác dụng che nắng mưa, bảo vệ căn nhà khỏi những tác động của thời tiết, mái Thái còn có độ dốc lớn, có tính năng tản nhiệt, chống nóng tốt, phù hợp với các nước nhiệt đới gió mùa, nhất là Việt Nam. Bên cạnh đó, mái Thái có khả năng thoát nước tốt nên nước mưa rơi xuống không bị ứ đọng hay thấm dột, gây hư hỏng, ẩm mốc bảo vệ ngoại thất ngôi nhà.
Ứng dụng linh hoạt trong thiết kế 
Mái Thái đa dạng kiểu dáng, chất liệu, màu sắc phù hợp với nhu cầu, sở thích và tài chính của mọi gia đình. Ngoài ra, Thái phù hợp với nhiều phong cách kiến trúc như cổ điển, tân cổ điển, châu Âu, hiện đại. Sự kết hợp độc đáo này tạo nên vẻ đẹp sang trọng, mang đến không gian nhà đẹp ấn tượng cho công trình. Do đó, khi thiết kế biệt thự, gia chủ cần cân nhắc cẩn thận, tính toán chi tiết để lên bản vẽ thiết kế và thi công hợp lý cho tổ ấm của gia đình.
Tối ưu về phong thuỷ
Theo các chuyên gia phong thuỷ, mái Thái có hình dạng chóp nhọn, cân đối và có độ dốc tương đối, giúp căn nhà hạn chế tích tụ hung khí, ảnh hưởng không tốt tới tài vận của gia chủ. Bên cạnh đó, mái Thái có khả năng đón nhận vượng khí, mang lại may mắn và những năng lượng tích cực cho gia đình .
Nhược điểm của mái thái
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì mái Thái cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:
 
- Thời gian thi công dài: Mái Thái có hình thức đẹp, thiết kế tỉ mỉ và cầu kỳ, quá trình thi công phức tạp, chi tiết, tỉ mỉ, yêu cầu đạt chuẩn cao nên kéo dài thời gian xây dựng lâu hơn so với các hình thức mái khác. Ngoài ra, sau một thời gian sử dụng, gia chủ cần thi công lại, lợp lại ngói, đảo ngói gây mất thời gian và công sức.
- Chi phí xây dựng cao: Do thời gian xây dựng kéo dài, quá trình thi công tỉ mỉ, cầu kỳ nên đòi hỏi thợ thi công có tay nghề cao, yêu cầu tỉ mỉ và độ chính xác lớn nên mái Thái có chi phí xây dựng cao hơn so với các hình thức mái khác. Bên cạnh đó, việc sửa chữa và thi công lại mái sau một thời gian sử dụng cũng gây gia tăng chi phí xây dựng hình thức mái này.
- Khó thêm tầng: Sau khi thi công nhà mái thái, rất khó để lên thêm tầng nếu như gia chủ có mong muốn thay đổi. Vì như vậy, gia chủ sẽ phải đập đi phần mái sẽ gây ra tình trạng khó khăn, vừa tốn thời gian, công sức, chi phí cho gia đình.
 

Bài viết liên quan

Biệt Thự Trệt Cấp 4 Hiện Đại- Mái Nhật

Biệt thự Trệt Cấp 4 Hiện Đại - Mái Nhật là một kiệt tác kiến trúc hiện đại đầy tinh tế và sang trọng tọa lạc tại vị trí đắc địa, được bao quanh bởi...

Biệt Thự Tân Cổ Điển

Biệt thự tân cổ điển là một trong những kiểu kiến trúc phổ biến trong những năm gần đây, kết hợp giữa phong cách cổ điển và hiện đại.

Khởi công cải tạo công trình nhà phố 2 tầng

Khởi công cải tạo công trình nhà phố 2 tầng được đội ngũ nhahue thiết kế và thi công đầy ấn tượng

Nhà mái Nhật- Kiệt tác làm xao xuyến mọi con tim

Nhà mái Nhật là một trong những kiểu kiến trúc truyền thống của Nhật Bản.

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn