Cách tính hướng bếp chuẩn phong thủy
Theo quan niệm phong thủy, cách tính hướng bếp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự may mắn, sức khỏe và mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, do đó gia chủ cần đặc biệt lưu ý. Bài viết hôm nay sẽ chia sẻ những kiến thức về cách tính hướng bếp và những lưu ý khi bố trí đồ nội thất trong khu vực này.
1. Vì sao cách tính hướng bếp quan trọng?
Theo quan điểm phong thủy, cách tính hướng bếp có tác động trực tiếp đến vận khí của gia đình và có mối quan hệ quan trọng với các khu vực khác trong ngôi nhà như phòng khách, phòng ngủ và phòng vệ sinh. Ngoài ra, việc xác định vị trí bếp đúng cách sẽ thu hút tài lộc, may mắn trong cuộc sống đến với các thành viên.
Tầm quan trọng của cách tính hướng bếp
2. Xác định hướng bếp như thế nào?
Sau khi đã tìm hiểu tầm quan trọng của cách tính hướng bếp, gia chủ cần quan tâm đến cách xác định vị trí sao cho đúng và chuẩn phong thủy. Theo quan niệm xưa, vị trí đặt bếp thường được xác định dựa theo hướng của cửa bếp, lò nướng hoặc bếp than.
Hiện nay, khi bếp từ và bếp điện trở nên phổ biến, cách xác định có sự khác biệt và gây ra một số tranh cãi. Nhiều người cho rằng các đồ dùng này không có lửa nên không được coi là bếp. Tuy nhiên, nguyên tắc vận khí của phong thủy cho biết "khí" được tạo ra dựa trên hoạt động và vận động của con người. Vì vậy, hướng bếp được xác định chuẩn nhất là hướng lưng của người đang nấu hoặc hướng ngược lại so với mặt của người đó. Nguyên tắc này áp dụng cho mọi loại bếp nấu hiện đại ngày nay.
Cách xác định hướng bếp
3. Nguyên tắc quan trọng trong cách tính hướng bếp
3.1 Cân bằng ngũ hành - Thủy Hỏa
Bếp nấu ứng với yếu tố Hỏa. Tuy nhiên, ngôi nhà có quá nhiều yếu tố này không phải là điều tốt. Vì vậy, trong quá trình sắp xếp bếp, gia chủ cần cân bằng ngũ hành và hài hòa với 2 yếu tố quan trọng là Thủy (đại diện cho bồn rửa, nước) và Hỏa (đại diện cho bếp nấu). Cách thiết kế này được hiểu cụ thể như sau:
-
Gia chủ cần bố trí bếp và bồn rửa thẳng hàng theo chiều thuận. Bên trái là Thủy (chậu rửa) - ở giữa là Mộc (vị trí treo thớt) - bên phải là Hỏa (bếp nấu) - cuối cùng là Thổ (phòng ăn hoặc nơi chế biến thức ăn). Điều này giúp đảm bảo nguyên tắc: Thủy sinh Mộc - Mộc sinh Hỏa - Hỏa sinh Thổ.
-
Bếp nấu và chậu rửa chén nên có khoảng cách tối thiểu 80cm - 100cm. Các vật dụng và nguyên liệu như dầu ăn, nước mắm, rượu… nên đặt cách bếp ít nhất 60cm.
-
Đặc biệt, chủ nhà cần phân chia không gian bếp thành hai khu vực riêng biệt cho Hỏa - Thủy và tránh đặt bếp nấu ở giữa hai yếu tố Thuỷ. Ví dụ, chủ nhà không nên đặt bếp ở giữa và hai bên là chậu rửa và máy rửa chén, tủ lạnh, máy giặt.
Nguyên tắc quan trọng trong cách tính hướng bếp
3.2 Nhất vị - nhị hướng
Phong thủy có câu “nhất vị nhị hướng” chỉ thứ tự ưu tiên trong không gian. Trước hết là việc xác định vị trí, sau đó mới đến phương hướng, Việc bố trí bếp cũng tuân theo nguyên tắc này và cần phải đáp ứng những yếu tố dưới đây:
-
Không bị lộ phong tán khí: Bếp cần tránh đặt gần cửa sổ hoặc trong hành lang có cửa hướng gió ở hai đầu. Điều này giúp ngăn không cho năng lượng tích tụ ở bếp bị tán khí hoặc thoát ra ngoài.
-
Không nằm ở trung tâm nhà: Gia chủ không nên đặt bếp ở vị trí trung tâm của ngôi nhà vì đó là nơi năng lượng tích cực bắt nguồn. Chính vì thế, bếp sẽ không che những vận mệnh và may mắn của cả gia đình.
-
Hướng bếp không ngược hướng với nhà: Lưng bếp nên quay về phía cửa nhà. Tuy nhiên, bếp không nên nhìn thấy ngay khi mở cửa, tránh cảm giác bất ổn cho người nấu ăn.
Bố trí bếp theo nguyên tắc " nhất vị, nhị hướng"
3.3 Liền kề - trên dưới
Theo phong thủy của nhà bếp, người thiết kế cần xem xét cách đặt nội thất theo góc độ nhìn từ trên xuống và tuân theo các quy tắc dưới đây:
-
Không đặt các yếu tố quan trọng trên cùng một trục thẳng: Bếp nấu, phòng thờ, nhà vệ sinh, hầm rút, bồn nước và két sắt không nên được đặt trên cùng một trục thẳng. Điều này giúp đảm bảo sự hài hòa và cân bằng nguồn năng lượng trong không gian bếp.
-
Nhà bếp không nên liền kề tầng với phòng thờ: Nếu ở nhà đất, chủ nhà nên bố trí phòng bếp và gian thờ cách nhau ít nhất 2 - 3 tầng. Việc này sẽ tránh tình huống xung đột giữa năng lượng của hai vị trí.
Nguyên tắc liền kề trên dưới này thường được áp dụng trong các ngôi nhà có nhiều tầng và cần được xem xét ngay từ giai đoạn thiết kế mặt bằng. Đối với những căn hộ 1 tầng, chủ nhà cần đặc biệt lưu ý không đặt bếp nấu dưới bồn nước. Vị trí này được coi như Thủy - Hỏa tương khắc, có thể gây ra xung đột và không tốt với phong thủy phòng bếp.
3.4 Sắp xếp đồ nội thất hợp lý
Bên cạnh cách tính hướng bếp, gia chủ cũng cần thiết kế, lắp đặt các đồ nội thất sao cho khoa học, gọn gàng và không ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà. Chủ nhà có thể tham khảo một số cách đặt đồ dưới đây:
-
Gia chủ nên tránh chọn nội thất màu đỏ hoặc đen. Bếp thuộc hành Hoả, tủ bếp màu đỏ có thể tăng cường năng lượng hỏa, gây ảnh hưởng đến tâm tính của chủ nhà. Đồng thời gam màu này cũng tạo cảm giác nóng bức cho không gian.
-
Vị trí bồn rửa cần tránh đối diện bếp nấu. Khoảng cách tối thiểu giữa hai đồ vật này nên vào khoảng 80cm và có thể ngăn cách bằng một chậu cây cạn hoặc các vật dụng ít tiếp xúc với nước.
-
Tủ lạnh không nên để gần sát bếp nấu và nhìn thẳng vào bếp.
-
Lò vi sóng thường phát ra tia vi sóng gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, chính vì thế vị trí thích hợp nhất là nơi thoáng mát, tránh xa các đồ dùng có khả năng tỏa nhiệt cao.
Sắp xếp đồ nội thất khoa học hợp lý
Bếp luôn được xem như trái tim của ngôi nhà. Vì vậy trong quan điểm phong thủy, cách tính hướng bếp đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến hạnh phúc, may mắn và sự thịnh vượng của gia đình. Hy vọng bài viết trên đã mang đến những thông tin cụ thể về cách xác định cũng như các quy tắc quan trọng khi bố trí bếp để gia chủ áp dụng vào ngôi nhà của mình.